CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

MASTER OF SCIENCE PROGRAM IN AQUACULTURE

  • Ngành đào tạo: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN (Environmental Management of Fisheries and Aquaculture)
  • Mã số: 86203_ _
  • Chương trình đào tạo: Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản
  • Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh

Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo

  • Luật Giáo dục Đại học.
  • Điều lệ trường đại học ban hành tại Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng chính phủ.
  • Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
  • Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Kế hoạch chiến lược của Trường Đại học Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Quản lý môi trường trong lĩnh vực Thủy sản được xây dựng trong bối cảnh mọi quốc gia trên thế giới phải đảm bảo hài hòa việc phát triển với bảo vệ môi trường.

Mục tiêu chung

Khóa học giúp người học phát triển được năng lực chuyên môn về quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng, chế biến, khai thác) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản trường Đại học Nha Trang đạt được:

1. Khả năng cập nhật, nắm bắt các kiến thức cơ sở chuyên môn rộng về môi trường trong lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng, chế biến, khai thác) để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành học; có khả năng làm việc độc lập.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết đề làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành (nuôi trồng, khai thác, chế biến) và môi trường quốc tế.  

3. Có năng lực đánh giá tác động và đưa ra các giải pháp giúp giảm tác động của lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng, chế biến, khai thác) tới môi trường. Vận dụng kiến thức mới và các thành tựu khoa học kỹ thuật sáng tạo để xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nói chung, nghiên cứu chuyên sâu giải quyết bài toán cụ thể của Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản nói riêng nhằm hướng tới phát triển thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường.

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

Có khả năng làm việc hiệu quả tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực thủy sản:

1) Giảng viên/nghiên cứu tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường/viện liên quan tới lĩnh vực thủy sản và môi trường.

2) Tư vấn cho các tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động về quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản.

3) Chuyên viên quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản như (Trung tâm giống thủy sản, Trung tâm khuyến ngư, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN), tại các cơ sở khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam và Quốc tế.

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên có khả năng:

1) Hiểu được nguyên lý, các phương pháp xử lý chất thải, quy trình đánh giá tác động của khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đến môi trường và hệ sinh thái.

2) Áp dụng thành thạo các công nghệ tiên tiến xử lý chất thải, công cụ quản lý môi trường vào từng công đoạn trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dự án thủy sản hướng tới chuỗi sản xuất sản phẩm sạch với bảo vệ môi trường.

3) Đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động thuộc lĩnh vực thủy sản tới môi trường nhằm đạt được mục tiêu sản xuất thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường.

4) Ứng dụng tốt ngoại ngữ, công nghệ thông tin và văn hóa phục vụ chuyên môn, vận hành, quản lý doanh nghiệp, dự án thủy sản một cách chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế đa văn hóa.  

5) Tổng hợp và phân tích xu hướng ứng dụng quy trình quản lý môi trường trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

a) Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ đối với ngành Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản là 18 tháng liên tục.

b) Khung kế hoạch đào tạo

Thời gian

Tên học phần

Số tín chỉ

Giảng viên/ Chuyên ngành

Cơ quan công tác

1.Các học phần bắt buộc

23

 

 

 

 

 

 

 

 

Học kỳ 1 (4 tháng)

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2(2-0)

PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa

TS. Lê Anh Tuấn

Trường Đại học Nha Trang

Quản lý môi trường

3(2-1)

GS.TS. Thomas Potempa

PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa

Chuyên gia & Trường ĐH Nha Trang

Thủy sản và môi trường

3(3-0)

PGS.TS Phạm Quốc Hùng

PGS. TS. Lê Minh Hoàng

TS. Lê Anh Tuấn

TS. Nguyễn Quốc Khánh

Trường Đại học Nha Trang

 

 

 

 

 

Học kỳ 2

(4 tháng)

Cải thiện môi trường

3(2-1)

GS.TS. Thomas Potempa

PGS.TS Huỳnh Nguyễn Duy Bảo

Chuyên gia & Trường Đại học Nha Trang

Sản xuất sạch hơn

3(2,5-0,5)

TS. Ngô Thị Hoài Dương

TS Nguyễn Thế Hân

Trường Đại học Nha Trang

Quản lý chuỗi cung ứng và thương mại thủy sản

3(3-0)

TS. Mai Thị Tuyết Nga

TS. Nguyễn Hoàng Nam Kha

Trường ĐH Nha Trang và chuyên gia dự án TUNASIA

 

 

 

Kỳ 3 (4 tháng)

Thực tập

3(0-3)

PGS.TS. Nguyễn Văn Minh

TS. Nguyễn Trọng Bách

Trường ĐH Nha Trang

Hội thảo về các chủ đề quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản

3 (0-3)

TS. Nguyễn Hoàng Nam Kha

GS.TS Chanagun Chitmanat

GS.TS. Rakpong Petkam

TS. Nguyễn Hữu Thọ           

Chuyên gia của dự án TUNASIA

2. Các học phần tự chọn

12

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỳ 1 (chọn 2 môn)

Triết học (học viên Việt Nam)

3(3-0)

TS. Nguyễn Hữu Tâm

Trường Đại học Nha Trang

Cơ sở văn hóa Việt Nam (học viên nước ngoài)

3(2-1)

TS. Nguyễn Thị Ngân

Trường Đại học Nha Trang

Quản trị kinh doanh cho doanh nghiệp thủy sản

3(2-1)

PGS. TS. Lê Kim Long

Trường Đại học Nha Trang

Quản trị nghề cá và hệ sinh thái biển

3(3-0)

GS.TS. Rakpong Petkam

GS.TS. Chanagun Chitmanat

TS. Nguyễn Thành Lương

Chuyên gia của dự án TUNASIA & Trường ĐH Nha Trang

 

 

 

 

Kỳ 2 (chọn 2 môn)  

Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản

3(3-0)

TS. Lê Anh Tuấn

PGS.TS Lê Minh Hoàng

Trường Đại học Nha Trang

Quản trị sản xuất

3(2-1)

TS. Quách Thị Khánh Ngọc 

Trường Đại học Nha Trang

Quản trị dự án

3(3-0)

TS. Nguyễn Hữu Thọ

GS.TS. Rakpong Petkam

Chuyên gia dự án TUNASIA

  1. Luận văn

(6 tháng)

15

Danh sách các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng thực hiện được đính kèm trong Chương trình đào tạo

 

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

Những người đang làm việc quản lý kỹ thuật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy sản, kỹ sư làm việc trong phòng phân tích môi trường, phòng công nghệ sinh học, phòng thí nghiệm đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm của các doanh nghiệp nuôi trồng, biên chế thủy sản hoặc hợp đồng tại các cơ quan nhà nước liên quan tới quản lý môi trường của các doanh nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản và một số ngành liên quan.

Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác chuyên môn

TT

Ngành đào tạo

Hình thức đào tạo

Yêu cầu bổ sung kiến thức

Thâm niên công tác

1

Ngành đúng, phù hợp

Tốt nghiệp đại học  

Không

Không

Chế biến thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Quản lý thủy sản

Quản lý nguồn lợi thủy sản

Quản lý môi trường

Khai thác thủy sản

2

Ngành gần

Tốt nghiệp đại học  

Theo đối tượng thuộc mục 2 của danh mục học phần bổ sung

Không

Bệnh học thủy sản

Công nghệ sinh học

Công nghệ sau thu hoạch

Công nghiệ thực phẩm

Sinh học

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

2

Ngành khác

Tốt nghiệp đại học

Theo đề xuất của hội đồng tuyển sinh

Không

Do hội đồng tuyển sinh quyết định

 

Danh mục học phần bổ sung kiến thức

1. Đối tượng tốt nghiệp đại học ngành đúng: không phải học các học phần bổ sung.

2. Đối tượng tốt nghiệp đại học ngành gần: Phải học bổ sung các học phần của chương trình đào tạo đại học theo quy định của trường Đại học Nha Trang cho ngành gần (tổng 15 tín chỉ).

3. Đối tượng tốt nghiệp ngành khác: Phải học bổ sung các học phần của chương trình đào tạo đại học theo quy định của trường Đại học Nha Trang cho ngành gần và môn học khác dành cho ngành khác (tổng 25 tín chí).

4. Học viên nước ngoài không thi tuyển, chỉ xét tuyển.

TT.

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

I.

Các học phần bắt buộc bổ sung cho ngành gần

12

1

ENE319

Sinh thái học môi trường

03

2

BIO3008

Hóa sinh môi trường

03

3

BIO330

Vi sinh môi trường

03

4

EPM320

Con người và môi trường 

03

II.

Các học phần tự chọn bổ sung cho ngành gần

3

4

AQT349

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

03

5

EPM389

Ô nhiễm môi trường nước

03

6

QFS230

Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

03

III

Các học phần bắt buộc học bổ sung cho ngành khác

07

 

BIO317

Sinh học đại cương

04

 

CHE305

Hóa đại cương

03

IV

Các học phần tự chọn bổ sung cho ngành khác

03

 

BIO330

Vi sinh vật  

03

 

BIO326

Hóa sinh

03

 
Các môn thi tuyển

Đối với các học viên là người Việt sẽ thi tuyển các môn sau:

TT

Môn thi

1

Sinh học đại cương  

2

Sinh thái môi trường

3

Tiếng Anh [1]*

 

Đối với các học viên là người nước ngoài sẽ được nhà trường tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển. Trường sẽ lập hội đồng xét tuyển đúng theo quy định và dựa trên cơ sở đề xuất của ban chuyên môn.

[1] * Ứng viên đã có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc tương đương (còn hiệu lực) thì không phải thi môn Tiếng Anh. Ứng viên đã có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5,0 điểm trở lên hoặc tương đương (còn hiệu lực) thì không phải thi môn Tiếng Anh, tuy nhiên sau khi trúng tuyển phải học Tiếng Anh tăng cường (15 tín chỉ).

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

Cấu trúc và nội dung chương trình

- Cấu trúc chương trình

TT

Nội dung

Số học phần

Số tín chỉ

1.

Kiến thức chung             

  • Bắt buộc
  • Tự chọn

2

1

1

  6

  3

  3

2.

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

  • Bắt buộc
  • Tự chọn

12

9

3

       39

30

 9

3.

Luận văn thạc sĩ

-

15

 

                                     Tổng                                    

-

60

 

- Nôi dung chương trình

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Đáp ứng

CĐR

Học phần tiên quyết

1. Kiến thức chung

6

 

 

POS501

Triết học

Philosophy

3(3-0)

4

HV Việt Nam

GS505

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Introduction to Vietnamese culture

3(2-1)

4

HV nước ngoài

GS501

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Research Methodology

3(2-1)

1,3,5

 

2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

39

 

 

2.1. Các học phần bắt buộc

30

 

 

4………..

Quản lý môi trường

Environmental management

3(2-1)

1,2,3,5,

 

5………..

Cải thiện môi trường

Environmental improvement

3(2-1)

1,2,3,5

 

6……….

Thực tập

Internship

5(0-5)

1,2,3,5

 

7………..

Sản xuất sạch hơn

Cleaner production

3(2,5-0,5)

1,2

 

8 AQ538

Thủy sản và môi trường

Fisheries and environment

3(3-0)

1,2,3

 

9………..

Hội thảo về các chủ đề quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản Workshops on environmental management in fisheries

  • Biotechnology
  • Processing
  • Aquaculture
  • Fishing technology
  • Environment

4 (0-4)

1,2,3,5

 

10………

Quản lý chuỗi cung ứng và thương mại thủy sản/ Supply chain management and fisheries trade

3(3-0)

1,2

 

11………

Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản/ Environmental Management for Aquaculture

3(2-1)

3,5

 

12………

Đánh giá tác động của môi trường/

Environmental impact assessment

    3(3-0)

2,3,5

 

2.2. Các học phần tự chọn (chọn 3 môn)

9

 

 

13............

Quản trị kinh doanh cho doanh nghiệp thủy sản/ Business management for fisheries enterprises

3(2-1)

4

 

14..............

Quản trị nghề cá và hệ sinh thái biển/ Management of Fisheries and Marine Ecosystems

3(3-0)

1,3

 

15.BUA5

Quản trị sản xuất/ Production Management

3(2-1)

  2,3

 

16.GS509

Quản trị dự án/ Project Management

3(3-0)

2,4

 

17.................

Quản lý nguồn lợi thủy sản/ Aquatic resources management

3(3-0)

2,5

 

18.................

Quản lý sức khỏe động vật thủy sản/ Aquatic animal health management

3(2-1)

3,4

 

3. Luận văn

15

 

 

……..

Luận văn thạc sĩ

15

Từ 1 đến 8

 

Tổng cộng:

60

 

 

 

- Mô tả các học phần

POS501

Triết học/ Philosophy

3(3-0)

 

 Học phần khái quát về các vấn đề: Các đặc trưng của triết học phương Đông, triết học phương Tây và triết học trước Mác; các nội dung nâng cao về triết học Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay và vai trò thế giới quan, phương pháp luận của nó;  quan hệ tương hỗ giữa triết học với các khoa học, làm rõ vai trò thế giới  quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; Ý thức khoa học; Khoa học công nghệ - động lực của sự phát triển xã hội; phân tích vai trò của khoa học đối với đời sống xã hội.

GS505

Giới thiệu văn hóa Việt Nam/ Introduction to Vietnamese culture

3(2-1)

 

Học phần này giúp sinh viên nghiên cứu khái quát về văn hóa Việt Nam, lịch sử và những phong tục tập quán phong phú xưa và nay của người Việt Nam ở từng vùng miền. Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và công cụ để khám phá, phân tích thấu hiểu văn hóa, xã hội Việt Nam xưa và nay. Các chủ đề chính bao gồm: người Việt và tiếng Việt, lịch sử và lập pháp, tư tưởng và tôn giáo, hệ thống giáo dục, các dân tộc Việt Nam....

GS501

Phương pháp luận nghiên cứu/ Research Methodology

3(3-0)

 

Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

………..

Quản lý môi trường/ Enviromental management

3(2-1)

 

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về các tiêu chuẩn cơ bản và cách chỉ dẫn quản lý môi trường. Dựa trên các khái niệm, tích hợp, tổ chức hoạt động và xử lý của quy trình quản lý môi trường. Các học viên sẽ được khuyến khích để phát triển quy trình theo yêu cầu của khung pháp lý và tối ưu hóa các quy trình hiện có. Học phần sẽ cho phép sinh viên xác định và đánh giá các khía cạnh của môi trường, hướng dẫn chuẩn bị các thủ tục đánh giá môi trường, công việc để bảo vệ môi trường và giám sát chất lượng quy trình sản xuất.

………..

Cải thiện môi trường/Environmental Improvement

3(2-1)

 

Học phần cung cấp cho học viên khái quát quy trình kiểm tra quốc tế và kiến thức cơ bản về công nghệ bảo vệ môi trường. Trong thời gian thăm quan thực tế, học viên sẽ phân tích các tình huống môi trường của cơ sở sản xuất. Đặc biệt, trong hoạt động thực tế học viên sẽ thảo luận, gặp gỡ chủ doanh nghiệp, kiểm tra công cụ quản lý thông dụng. Kết thúc khóa học, học viên vận dụng kiến thức lý tuyết với thực tế thuyết trình và trình bày kết quả đạt được.

FT611

 Thực tập/ Internship

5 (0-5)

 

Học phần thực tập là môn học quan trọng mang tính bắt buộc đối với học viên cao học ngành Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản. Học viên thực hiện hoạt động này sau khi hoàn thành các học phần lý thuyết liên ngành. Nội dung của học phần chủ yếu là thực tập tại các Viện/Trường, các công ty/xí nghiệp khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản trong và ngoài nước, học viên có thể tiếp cận các kỹ thuật phân tích hiện đại, công nghệ xử lý, khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo quản thủy sản tại các viện/trường, công ty/xí nghiệp khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản có qui trình công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến và thiết bị phân tích hiện đại. Trong học phần này, được sự hướng dẫn của giảng viên, học viên vận dụng các kiến thức từ lý thuyết đã được học ở nhà trường và kết hợp các kiến thức thực tế được truyền đạt bởi những người làm việc trực tiếp tại cơ sở sản xuất để nâng cao kiến thức toàn diện về các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và vệ sinh an toàn thực. Khi kết thúc quá trình thực tập, học viên tổng hợp các kiến thức thực tế, kết hợp với lý thuyết để viết báo cáo về các hoạt động đã được tham quan và học tập.

................

Sản xuất sạch hơn/Cleaner production

3(2,5-0,5)

 

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về quản lý môi trường công nghiệp, sản xuất sạch hơn, phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn, áp dụng sản xuất sạch hơn vào chế biến thủy sản nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu chi phí sản xuất, tận dụng nguyên liệu còn lại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Học phần sẽ giúp người học cải thiện kiến thức và kỹ năng để đề xuất và thực hiện các giải pháp chuyên môn góp phần tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

AQF509

Thủy sản và môi trường/ Fisheries and environment

3(3-0)

 

Học phần đề cập đến kiến thức khoa học của khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng như tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chúng đến môi trường; các kiến thức liên quan đến ứng phó, thích ứng và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản tới môi trường.

 

Hội thảo về các chủ đề quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản/ Workshops on environmental management in fisheries

3(0-3)

 

Hội thảo là học phần tự học, tự nghiên cứu một chủ đề liên quan đến chương trình đào tạo về môi trường trong lĩnh vực thủy sản. Học viên tự chọn chủ đề đăng ký với giảng viên hướng dẫn. Học viên tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực được học viên lựa chọn và trình bày như Seminar để hội đồng chuyên môn đánh giá.

…………

Quản lý chuỗi cung ứng và thương mại thủy sản/ Supply chain management and fisheries trade

3(3-0)

 

Học phần trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản bao gồm cả truy xuất nguồn gốc, quản lý lưu kho, quản lý vận chuyển, các mối quan hệ hậu cần và các dịch vụ của bên thứ ba, vai trò của thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng và mô hình tham khảo các hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain Operation Reference Model = SCOR). Đồng thời, học phần cũng trang bị cho học viên kiến thức về xu hướng phát triển của ngành thủy sản, lý thuyết thương mại thủy sản, chính sách- quy định trong quản lý thương mại thủy sản và khả năng hợp tác quốc tế trong thương mại thủy sản, bao gồm cả vấn đề chứng nhận và thương hiệu đối với sản phẩm thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững.

…………

Quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thủy sản/ Business management for fisheries enterprises

3(2-1)

 

Môn học này cung cấp cho học viên các kiến thức về quản trị kinh tế cho các doanh nghiệp thủy sản trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể là cung cấp các kiến thức về: (i) các nguyên lý kinh tế cơ bản trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu; (ii) tổng quan về thị trường sản phẩn thủy sản toàn cầu; (iii) phân tích doanh thu, chi phí và hoạch định tài chính, đánh giá cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản; (iv) phân tích hiệu quả sản xuất (có tính đến khía cạnh môi trường) trong doanh nghiệp thủy sản. Các kiến thức này sẽ được ứng dụng trong các trường hợp thực tiễn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến) ở quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam và các nước trong khu vực Châu A.

…………

Quản trị nghề cá và hệ sinh thái biển/ Management of Fisheries and Marine Ecosystems

3(3-0)

 

 Học phần cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về quản trị  nghề cá và hệ sinh thái biển, hiện trạng quản trị nghề cá và hệ sinh thái biển ở Việt Nam và trên thế giới, các mô hình quản trị nghề cá, bảo tồn các hệ sinh thái biển tiêu biểu, một số kỹ năng quản trị nghề cá và hệ sinh thái biển góp phần phát triển nghề cá thân thiện với môi trường và hệ sinh thái biển.

………….

Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản/ Environmental Management for Aquaculture  

3(2-1)

 

 Học phần nghiên cứu về các hệ thống nuôi trồng thủy sản, tác động môi trường của các mô hình nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu chất thải, xử lý nước thải, hệ thống quản lý môi trường cho nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường.

GS509

Quản trị sản xuất/ Production Management

3(2-1)

 

Học phần đề cập đến các vấn đề liên quan đến quản trị hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực thủy sản (khai thác, nuôi trồng và chế biến), nội dung chính bao gồm: Những vấn đề chung của quản trị sản xuất; Năng suất, năng lực cạnh tranh và chiến lược sản xuất; Quyết định về sản phẩm và công nghệ; Phân bố và đo lường công việc; Bảo trì và sự tin cậy; Hệ thống sản xuất đúng lúc; Hệ thống sản xuất tinh gọn hướng tới quản trị sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường.  

BUA518

Quản trị dự án/ Project Management

3(3-0)

 

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về tổng thể của dự án sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản về các khía cạnh như: quản trị nhân sự, kỹ thuật, kinh tế, tài chính trong mỗi giai đoạn của dự án. Nội dung chính gồm: giới thiệu về sự phát triển và quản trị dự án sản xuất, kinh doanh thủy sản, các giai đoạn của việc lập kế hoạch và quản trị dự án, tổ chức nhân sự và điều hành dự án, kỹ thuật quản trị dự án (lập kế hoạch, quản trị tiến độ, quản trị chất lượng, quản trị chi phí, quản trị nguồn nhân lực, quản trị truyền thông, quản trị rủi ro, quản trị chất lượng sản phẩm thân thiên với môi trường); Người học có thể sử dụng phần mềm Microsoft Project để hỗ trợ quản trị dự án về lĩnh vực thủy sản phát triển thân thiện với môi trường.

 

Đánh giá tác động của môi trường/

Environmental impact assessment

    3(3-0)

 

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về: nhận diện, phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động Nuôi trồng, Khai thác và Chế biến Thủy sản, đồng thời đề xuất các giải pháp thích hợp để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

 

Quản lý nguồn lợi thủy sản/ Aquatic resources management

3(3-0)

 

Học phần bao gồm các nội dung về đa dạng sinh học thủy sinh vật, tình hình khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam và trên thế giới. Nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển của nghề cá nội địa, nghề cá biển, những thách thức lớn và định hướng đối với sự phát triển bền vững của nghề cá.

 

Quản lý sức khỏe động vật thủy sản/ Aquatic animal health management

3(2-1)

 

Học phần nghiên cứu về cơ sở khoa học và các giải pháp trong chiến lược quản lý sức khỏe động vật thủy sản nuôi ở các mức độ khác nhau và danh mục các bệnh cần quản lý. Phương pháp chẩn đoán bệnh, kiến thức và kỹ năng trong sử dụng hóa chất, kháng sinh, vaccine và chế phẩm sinh học để quản lý sức khỏe vật nuôi thủy sản.

…………

Luận văn thạc sĩ/ Master thesis

15

 

Luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, quản lý môi trường trong ngành Chế biến Thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, Khai thác Thủy sản và các ngành liên quan gần như nông nghiệp, lâm nghiệp, do học viên đề xuất hoặc nhà trường giao, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng ngành chấp thuận. Nội dung của Luận văn được cấu trúc bao gồm từ việc lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu, phát triển lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn, lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp, trình bày kết quả, thảo luận và các đề xuất.

 
  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

Phương án tuyển sinh ngành đào tạo kèm theo chỉ tiêu đào tạo dự kiến 5 năm

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Số học viên

15-20

15-20

15-20

15-20

15-20

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

a) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:

            Hiện nay, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm, có nhiều tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tốt có thể giảng dạy bằng tiếng anh, đồng thời đang có nhiều nghiên cứu sinh đang học ở nước ngoài sẽ bổ sung vào đội ngũ tiến sĩ có trình độ ngoại ngữ tốt. Do đó, có thể đáp ứng được yêu cầu khi tăng quy mô tuyển sinh và đảm bảo đủ điều kiện mở ngành Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản theo quy định.

Bảng 3.1 Danh sách các giảng, cán bộ cơ hữu tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài tham gia chương trình đào tạo.

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Nơi đào tạo

Ngành/

Chuyên ngành

1.                   

Đinh Văn Khương, 1981 giảng viên

Tiến sĩ, ĐH tổng hợp Leuven, Đan Mạch, 2014

Sinh học (Sinh thái học)

2.                   

Nguyễn Văn Minh, 1976, giảng viên

Na Uy

Dinh dưỡng và sinh học

3.                   

Phạm Đức Hùng, 1978, giảng viên

Tiến sĩ, Curtin, Australia

Dinh dưỡng

4.                   

Bành Thị Quyên Quyên, 1983, giảng viên

Tiến sĩ, Gent, Belgium

Di truyền học

5.                   

Lương công trung, giảng viên

Tiến sĩ, New Caledonia, France

Cá nước ngọt

6.                   

Trần Thanh Tâm, 1985, giảng viên

Tiến sĩ, Gent, Belgium

Nhuyễn thể

7.                   

Đặng Thúy Bình, 1969, giảng viên

Tiến sĩ, ĐH Bergen,

Na Uy, 2010

Đa dạng sinh học

8.                   

Nguyễn Văn Duy, 1981, giảng viên cao cấp

PGS. TS ĐH Greifswald, Đức

Vi sinh vật học

9.                   

Nguyễn Thị Hải Thanh, 1984, GV

Na Uy

Hóa Sinh

10.              

Nguyễn Thị Anh Thư, 1984, giảng viên

Tiến sĩ, Úc 

Công nghệ sinh học

11.              

Nguyễn Thị Như Thường, 1984, giảng viên

Úc 

Công nghệ sinh học/ Vi sinh vật học

12.              

Đỗ Lê Hữu Nam, 1983, giảng viên

Tiến sĩ, ĐH CNKT Varonhet,

CHLB Nga, 2012

Sinh học và chiết rút các hoạt chất sinh học biển

 

b) Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư chi phí đào tạo

Hàng năm Trường Đại học Nha Trang thường xuyên đầu tư chi cho cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy và học, tăng số đầu sách trong thư viện, bổ sung thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, sửa chữa nhỏ, nâng cấp hệ thống internet, E-learning, số hóa tài liệu, nâng cấp dịch vụ ký túc xá..., theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo và tương xứng với mức thu học phí.

c) Kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo (trao đổi giảng viên, sinh viên; tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo…) tổ chức hội nghị, hội thảo và NCKH

Trường Đại học Nha Trang nói chung, Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường và Khoa Công nghệ thực phẩm nói riêng tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học, sau đại học và ngắn hạn trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ chế biến, Công nghệ sinh học với các đối tác quốc tế, đặc biệt là Na Uy, Nhật Bản, Iceland, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh.., Đã ký kết MOU và MOA với nhiều đối tác quốc tế và triển khai nhiều hợp tác hiệu quả, điển hình như:

VLIR Network Vietnam (Mạng lưới các trường Đại học của Việt Nam về đào tạo dựa trên nghiên cứu về khoa học sinh học thực phẩm, 2014-2024):  Programmes of Network Universities Cooperation for research based education in bioscience for food in Vietnam). 4

TUNASIA 2017-2020 (NTU coordinator). Tuning environmental competences in Asian fishery education for sustainable development. Erasmus+ Capacity Building in Higher Education [MS: 2017- 3303 / 001- 001]

JSPS core-to-core program 2018-2020 (Thành viên dự án). Building up an international research network for successful seed production technology development and dissemination leading South-East Asian region. Tokyo University of Marine Science and Technology (TUMSAT), Tokyo, Japan.

ĐH JE Putkyne (CH Séc): Chương trình trao đổi sinh viên, chương trình Erasmus+

ĐH Songkla (Thái Lan): Trao đổi sinh viên và giảng viên; hợp tác nghiên cứu trong đề tài “Effects of dietary probiotics on growth performance, digestive enzymes and immunity of pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei”, Mã số: SAT-ASEAN 5606, Dự án quốc tế do PSU Collaborative Research Fund tài trợ.

ĐH Pukyong (Hàn Quốc) về trao đổi sinh viên và học viên và hợp tác nghiên cứu khoa học.

ĐH Unbon Rachathani (Thái Lan), ĐH Mandalay (Myanmar), Viện NC Nội đồng (Cam Pu Chia), Trung tâm nghiên cứu nguồn lợi Thủy sinh (Lào): Hợp tác đa phương về di truyền học bảo tồn lưu vực song Mekong, …

Ngoài ra, hàng năm Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm phối hợp với các đơn vị trong trường, trường đại học khác trong mạng lưới các trường thủy sản (trong nước và quốc tế) để tổ chức các Hội nghị toàn quốc và quốc tế trong lĩnh vực thủy sản với sự tham gia của các học viện cao học. Viện Nuôi trồng thủy sản kết hợp với NACA, UNU-FTP thường xuyên mở các khóa tập huấn về nuôi trồng thủy sản và Định kỳ 2 năm một lần Viện Nuôi trồng Thủy sản tổ chức Hội thảo Việt Nam – Đài Loan về Nuôi trồng thủy sản.

Thông qua các dự án hợp tác quốc tế (Bảng 2.15), các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp từ cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, các hợp đồng nghiên cứu thuộc khuôn khổ các đề tài NCKH với các cơ quan nghiên cứu trong nước, các hợp đồng triển khai ứng dụng, Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm có nguồn kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho các học viên cao học trong việc nghiên cứu như mua sắm vật tư, hoá chất, dụng cụ, sách báo, tham dự các hội nghị khoa học. 

d)     Kế hoạch hợp tác đào tạo với đơn vị tuyển dụng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp

          Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm phối hợp với Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của Trường Đại học Nha Trang tăng cường quan hệ hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, ký kết MOU, thỏa thuận hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi học viên cao học và chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo 100% học viên cao học tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo.

e)  Mức học phí

Học viên đăng ký học đóng học phí theo mức học phí của chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh theo quy định của Trường Đại học Nha Trang. 30.000.000đ/học viên/năm.

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung

a) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:

Hiện nay, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm, có nhiều tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tốt có thể giảng dạy bằng tiếng anh, đồng thời đang có nhiều nghiên cứu sinh đang học ở nước ngoài sẽ bổ sung vào đội ngũ tiến sĩ có trình độ ngoại ngữ tốt. Do đó, có thể đáp ứng được yêu cầu khi tăng quy mô tuyển sinh và đảm bảo đủ điều kiện mở ngành Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản theo quy định.

Bảng 3.1 Danh sách các giảng, cán bộ cơ hữu tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài tham gia chương trình đào tạo.

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Nơi đào tạo

Ngành/

Chuyên ngành

1.                   

Đinh Văn Khương, 1981 giảng viên

Tiến sĩ, ĐH tổng hợp Leuven, Đan Mạch, 2014

Sinh học (Sinh thái học)

2.                   

Nguyễn Văn Minh, 1976, giảng viên

Na Uy

Dinh dưỡng và sinh học

3.                   

Phạm Đức Hùng, 1978, giảng viên

Tiến sĩ, Curtin, Australia

Dinh dưỡng

4.                   

Bành Thị Quyên Quyên, 1983, giảng viên

Tiến sĩ, Gent, Belgium

Di truyền học

5.                   

Lương công trung, giảng viên

Tiến sĩ, New Caledonia, France

Cá nước ngọt

6.                   

Trần Thanh Tâm, 1985, giảng viên

Tiến sĩ, Gent, Belgium

Nhuyễn thể

7.                   

Đặng Thúy Bình, 1969, giảng viên

Tiến sĩ, ĐH Bergen,

Na Uy, 2010

Đa dạng sinh học

8.                   

Nguyễn Văn Duy, 1981, giảng viên cao cấp

PGS. TS ĐH Greifswald, Đức

Vi sinh vật học

9.                   

Nguyễn Thị Hải Thanh, 1984, GV

Na Uy

Hóa Sinh

10.              

Nguyễn Thị Anh Thư, 1984, giảng viên

Tiến sĩ, Úc 

Công nghệ sinh học

11.              

Nguyễn Thị Như Thường, 1984, giảng viên

Úc 

Công nghệ sinh học/ Vi sinh vật học

12.              

Đỗ Lê Hữu Nam, 1983, giảng viên

Tiến sĩ, ĐH CNKT Varonhet,

CHLB Nga, 2012

Sinh học và chiết rút các hoạt chất sinh học biển

 

b) Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư chi phí đào tạo

Hàng năm Trường Đại học Nha Trang thường xuyên đầu tư chi cho cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy và học, tăng số đầu sách trong thư viện, bổ sung thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, sửa chữa nhỏ, nâng cấp hệ thống internet, E-learning, số hóa tài liệu, nâng cấp dịch vụ ký túc xá..., theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo và tương xứng với mức thu học phí.

c) Kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo (trao đổi giảng viên, sinh viên; tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo…) tổ chức hội nghị, hội thảo và NCKH

Trường Đại học Nha Trang nói chung, Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường và Khoa Công nghệ thực phẩm nói riêng tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học, sau đại học và ngắn hạn trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ chế biến, Công nghệ sinh học với các đối tác quốc tế, đặc biệt là Na Uy, Nhật Bản, Iceland, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh.., Đã ký kết MOU và MOA với nhiều đối tác quốc tế và triển khai nhiều hợp tác hiệu quả, điển hình như:

VLIR Network Vietnam (Mạng lưới các trường Đại học của Việt Nam về đào tạo dựa trên nghiên cứu về khoa học sinh học thực phẩm, 2014-2024):  Programmes of Network Universities Cooperation for research based education in bioscience for food in Vietnam). 4

TUNASIA 2017-2020 (NTU coordinator). Tuning environmental competences in Asian fishery education for sustainable development. Erasmus+ Capacity Building in Higher Education [MS: 2017- 3303 / 001- 001]

JSPS core-to-core program 2018-2020 (Thành viên dự án). Building up an international research network for successful seed production technology development and dissemination leading South-East Asian region. Tokyo University of Marine Science and Technology (TUMSAT), Tokyo, Japan.

ĐH JE Putkyne (CH Séc): Chương trình trao đổi sinh viên, chương trình Erasmus+

ĐH Songkla (Thái Lan): Trao đổi sinh viên và giảng viên; hợp tác nghiên cứu trong đề tài “Effects of dietary probiotics on growth performance, digestive enzymes and immunity of pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei”, Mã số: SAT-ASEAN 5606, Dự án quốc tế do PSU Collaborative Research Fund tài trợ.

ĐH Pukyong (Hàn Quốc) về trao đổi sinh viên và học viên và hợp tác nghiên cứu khoa học.

ĐH Unbon Rachathani (Thái Lan), ĐH Mandalay (Myanmar), Viện NC Nội đồng (Cam Pu Chia), Trung tâm nghiên cứu nguồn lợi Thủy sinh (Lào): Hợp tác đa phương về di truyền học bảo tồn lưu vực song Mekong, …

Ngoài ra, hàng năm Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm phối hợp với các đơn vị trong trường, trường đại học khác trong mạng lưới các trường thủy sản (trong nước và quốc tế) để tổ chức các Hội nghị toàn quốc và quốc tế trong lĩnh vực thủy sản với sự tham gia của các học viện cao học. Viện Nuôi trồng thủy sản kết hợp với NACA, UNU-FTP thường xuyên mở các khóa tập huấn về nuôi trồng thủy sản và Định kỳ 2 năm một lần Viện Nuôi trồng Thủy sản tổ chức Hội thảo Việt Nam – Đài Loan về Nuôi trồng thủy sản.

Thông qua các dự án hợp tác quốc tế (Bảng 2.15), các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp từ cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, các hợp đồng nghiên cứu thuộc khuôn khổ các đề tài NCKH với các cơ quan nghiên cứu trong nước, các hợp đồng triển khai ứng dụng, Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm có nguồn kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho các học viên cao học trong việc nghiên cứu như mua sắm vật tư, hoá chất, dụng cụ, sách báo, tham dự các hội nghị khoa học. 

d) Kế hoạch hợp tác đào tạo với đơn vị tuyển dụng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp

          Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm phối hợp với Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của Trường Đại học Nha Trang tăng cường quan hệ hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, ký kết MOU, thỏa thuận hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi học viên cao học và chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo 100% học viên cao học tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo.

e) Mức học phí

Học viên đăng ký học đóng học phí theo mức học phí của chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh theo quy định của Trường Đại học Nha Trang. 30.000.000đ/học viên/năm.

  • Ngày cập nhật: 09/06/2021
  • Ngày đăng: 09/06/2021
In nội dung