Nghiệm thu đề tài cấp Trường “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ cam Amphiprion percula (Lacepede, 1802), phục vụ nhu cầu nuôi cá cảnh trong nước và xuất khẩu”
Đề tài đã thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo loài cá khoang cổ cam, là 1 trong các loài được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao của thị trường cá cảnh trong nước và xuất khẩu. Cụ thể: 3 trong số 5 cặp cá bố mẹ đã kết cặp ngoài tự nhiên được thuần dưỡng ở nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn 30-32‰, pH 8,0 đã sinh sản với số lượng trứng từ 300 đến 450 trứng/ổ. Cá đẻ trứng từ 9 – 10h sáng, sau 7 ngày trứng sẽ nở vào ban đêm khoảng 19 đến 20h.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xác định được mật độ, độ mặn và thức ăn thích hợp trong ương nuôi cá con giai đoạn 1 tháng tuổi. Trong đó,mật độ ương 3 con/L, độ mặn 30-35‰và loại thức ăn gồm Luân trùng (0-7 ngày tuổi), Artemia (5-14 ngày tuổi) và thức ăn tổng hợp (12-30 ngày tuổi) thỏa mãn được các tiêu chí về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, và hiệu quả kinh tế trong ương nuôi loài cá này.
Sản phẩm của đề tài gồm: 5 cặp cá bố mẹ và 500 cá con giai đoạn 1 đến 2 tháng tuổi được Ban chủ nhiệm Viện NTTS chuyển giao cho Thạc sĩ Trần Văn Dũng nuôi dưỡng để thực hiện đề tài cấp Bộ vào năm 2014, nhằm mở rộng quy mô sản xuất giống và tiến tới thương mại hóa loài cá có giá trị này.
Hình ảnh sản phẩm của đề tài
Hình 1: Hệ thống 5 bể cá bố mẹ
Hình 2: Cá bố mẹ chọn vị trí làm tổ trong khu vực cư trú
Hình 3: Trứng sắp nở (ngày thứ 7)
Hình 4: Cá con 45 ngàytuổi