Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế là chiến lược phát triển lâu dài của khoa NTTS. Thông qua các chương trình hợp tác, các đề tài nghiên cứu sẽ được triển khai và đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao cho khoa.
1. Củng cố và phát triển các mối quan hệ đang có
Đối với Nauy: Nauy là một trong những quốc gia có mối quan hệ khá sớm với khoa NTTS. Trải qua hơn 10 năm hợp tác, khoa NTTS đã nhận được sự tài trợ khá lớn từ chính phủ Nauy thông qua 2 dự án trọng điểm NUFU và NORAD. Thông qua hoạt động của dự án, khoa đã xây dựng được các mối quan hệ hợp tác bền vững với các trường đại học danh tiếng tại Nauy, như Đại học khoa học công nghệ Nauy (NTNU), Đại học Bergen, Đại học Tromso, Đại học Công nghệ thủy sản Nauy và một số Trung tâm và Viện nghiên cứu khác. Mục tiêu đối ngoại tiếp theo của khoa là cũng cố và phát triển quan hệ với Nauy thông qua các trường đại học nói trên.
Đối với Anh quốc: Anh quốc là một trong những nước tây Âu có ngành NTTS phát triển. Khoa NTTS đã có mối quan hệ với Anh thông qua chương trình hợp tác giữa Đại Học Thủy Sản với Đại học Stirling và Đại học Polymounth từ các dự án DIFID và Cage Project. Cán bộ của 2 cơ quan đã có những mối quan hệ khăn khít thông qua các hợp tác nghiên cứu và đã xây dựng được các mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong tương lai, khoa NTTS sẽ tiếp tục xiết chặt mối quan hệ với Đại học Stirling và Đại học Polymounth nhằm xây dựng các hợp tác nghiên cứu tiếp theo trong các lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo đội ngũ cán bộ.
Đối với Úc: Úc là quốc gia có ngành NTTS phát triển mạnh trong khu vực. Khoa NTTS coi trong Úc là một trong những đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển hợp tác quốc tế. Vì vậy, việc cũng cố mối quan hệ với Úc là hướng đi đúng của khoa. Trải qua gần 10 năm hợp tác, chính phủ Úc đã tài trợ cho khoa NTTS nhiều dự án trọng điểm. Trong đó, nỗi bật là dự án CARD và dự án ACIAR. Cũng thống qua dự án này, khoa đã đặt nhiều mối quan hệ với nhiều cơ quan nghiên cứu danh tiếng của Úc, trong đó viện CSIRO có mối quan hệ khá chặt chẽ và thân thiện với khoa. Trên cơ sở mối quan hệ hiện có, khoa sẽ tiếp tục xây dựng các chiến lược phát triển và hợp tác lâu dài.
2. Mở rộng và phát triển các mối quan hệ mới
Khu vực Bắc Âu:
(1) Đại Học NTNU, Nauy: NTNU là một trong những trường Đại học danh tiếng tại Nauy. Công nghệ sinh học là một trong những ngành mũi nhọn và có nhiều chuyên gia giỏi của trường. Trong tương lai, khoa NTTS sẽ mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực: đào tạo nhân lực, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, di truyền, quản lý đàn cá bố mẹ và sản xuất giống cá biển.
(2) Đại học Bergen, Nauy: Hai lĩnh vực mà Đại học Bergen có thế manh là Dinh dưỡng và Bệnh học. Khoa NTTS là khoa đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo NTTS. Khoa có 2 bộ môn vừa mới thành lập là bộ môn dinh dưỡng và bệnh học thủy sản. Việc mở rộng mối quan hệ với đại học Bergennhằm cũng cố và phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu của cán bộ của 2 bộ môn này. Ngoài ra, bộ môn bệnh học có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được các hợp tác nghiên cứu song phương.
(3) Đại học Ghent, Bỉ: Artemia là một trong những loài giáp xác nhỏ có vai trò quan trọng làm thức ăn cho ấu trùng nhiều loài hải sản. Tuy nhiên việc nghiên cứu và ứng dụng đối tượng này còn nhiều hạn chế hiện nay tại khoa NTTS. Đại học Ghent là một trong những trường có thế mạnh về các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nuôi Artemia và là thế mạnh của đại học Ghent. Mở rộng hợp tác với với Ghent nhằm phát triển lĩnh vực sản xuất thức ăn tươi sống, trong đó Artemia là một đối tượng có tiềm năng phát triển cao.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
(4) Hàn Quốc: Mở rộng các mối quan hệ với đại học PUKYONG, Busan trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Tìm kiếm các nguồn học bổng cho cán bộ trẻ trong khoa. Xây dựng các lĩnh vực hợp tác mà 2 bên có thế mạnh
(5) Nhật: Nhật Bản là quốc gia châu Á có ngành NTTS phát triển trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, hiên nay, các mối quan hệ giữa Khoa NTTS và các trường đại học Nhật Bản chưa nhiêu. Hiện nay, một số cán bộ trong khoa đã tốt nghiệp tại các trường đại học tại Nhật. Đây có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm các mối quan hệ. Trong tương lai, khoa sẽ nõ lực tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ hợp tác.
Khu vực Bắc Mỹ
(6) Canada: Hiện nay, khoa NTTS đang thực hiện dự án VEEM doCanada tài trợ. Trong tương lai, khoa sẽ tiếp tục mở rộng và tìm kiếm các mối quan hệ mới với các trường đại học Canada
(7) Mỹ: Mỹ là quốc gia có nền khoa học công nghệ đứng đầu thế giới. Ngành NTTS cũng phát triển ở trình độ cao. Việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác với Mỹ có thể xem là bước đột phá trong chiến lược phát triển quan hệ quốc tế của khoa cũng như của nhà trường. Trong tương lai, khoa sẽ nỗ lực tìm kiếm các mối quan hệ với các trường đại học tại Mỹ nhằm tiếp cận với nền khoa học tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực NTTS.
Mục tiêu lâu dài của khoa trong các lĩnh vực hợp tác là nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho khoa và hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương.
Thực hiện tốt và hoàn thành các dự án đang thực hiện
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay của khoa NTTS là thực hiện có hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu của dự án theo tưng mốc thời gian theo kế hoạch. Việc thực hiện thành công các hoạt động của dự án sẽ nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu của khoa, cũng như nâng cấp các hệ thống phòng thí nghiệm đáp ứng các nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu của khoa.
Dự án NUFU: Kết thúc vào tháng 12 năm 2006
Dự án CARD: Kết thúc năm 2008
Dự án ACIAR: Kết thúc 2008
Dự án NORAD: Theo kế hoạch, đến cuối năm 2007, khoa NTTS sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu đã đề ra trong khuôn khổ của dự án.
Dự án VEEM: Kết thúc 2006
3. Xây dựng các phase tiếp theo
Việc xây dựng các phase (giai đoạn) tiếp theo của các dự án đang thực hiện hiện nay của khoa là vấn đề cần thiết thúc đầy sự phát triển của khoa, nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo của cán bộ trong khoa. Hiện nay, khoa đang thực hiện 8 dự án hợp tác với nước ngoài, trong đó khoa chú trong xây dựng phase tiếp theo của dự án NORAD, dự án CARD và ACIAR đến năm 2010 và sau 2010. Kết thúc phase 1 của dự án, sẽ là tiền đề quan trong để xây dựng các phase tiếp theo của dự án. Mục tiêu chiến lược của khoa NTTS là tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và nâng cao năng lực nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm hợp tác quốc tế, nhằm thực hiện tốt các hợp tác nghiên cứu song và đa phương với các đối tác nước ngoài.
4. Các chỉ tiêu cụ thể đến 2010
Đào tạo nguồn nhân lực:
Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy vẫn là mục tiêu chiến lược của khoa. Đối với đội ngũ cán bộ dưới 35 tuổi, phải đạt trình độ tiếng Anh chuẩn quốc tế, TOEFL 500 và IELTS 5.0. Có khả năng tiếp cận các nguồn học bổng ở các trường Đại học trên thế giới và đủ năng lực ngoại ngữ để làm việc với các đối tác nước ngoài.
Gửi 10 cán bộ theo học các chương trình Cao học ở nước ngoài và 5 nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và hợp tác quốc tế
Tiếp tục thực hiện các đề tài và dự án nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của khoa. Có khả năng tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập và thực hành tại khoa khoảng 10 sinh viên mỗi đợt.
Phát triển một số môn học chuyên sâu mà đối tác có thế mạnh thông qua các chương trình hợp tác như lĩnh vực công nghệ sinh học tại Đại học NTNU, Dinh dưỡng và bệnh học tại Đại Học Bergen và nuôi Artemia tại Đại học Ghent
Hoàn thiện chương trình đào tạo Cao học theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học 1 số học phần mà khoa có thế mạnh, ở việt Nam và vùng nhiệt đới.
Các phòng thí nghiệm được trang bị và chuẩn hoá: Phòng thí nghiệm môi trường, bệnh, dinh dưỡng, công nghệ sinh học