a) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:
Hiện nay, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm, có nhiều tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tốt có thể giảng dạy bằng tiếng anh, đồng thời đang có nhiều nghiên cứu sinh đang học ở nước ngoài sẽ bổ sung vào đội ngũ tiến sĩ có trình độ ngoại ngữ tốt. Do đó, có thể đáp ứng được yêu cầu khi tăng quy mô tuyển sinh và đảm bảo đủ điều kiện mở ngành Quản lý môi trường trong lĩnh vực thủy sản theo quy định.
Bảng 3.1 Danh sách các giảng, cán bộ cơ hữu tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài tham gia chương trình đào tạo.
Số TT
|
Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại
|
Nơi đào tạo
|
Ngành/
Chuyên ngành
|
1.
|
Đinh Văn Khương, 1981 giảng viên
|
Tiến sĩ, ĐH tổng hợp Leuven, Đan Mạch, 2014
|
Sinh học (Sinh thái học)
|
2.
|
Nguyễn Văn Minh, 1976, giảng viên
|
Na Uy
|
Dinh dưỡng và sinh học
|
3.
|
Phạm Đức Hùng, 1978, giảng viên
|
Tiến sĩ, Curtin, Australia
|
Dinh dưỡng
|
4.
|
Bành Thị Quyên Quyên, 1983, giảng viên
|
Tiến sĩ, Gent, Belgium
|
Di truyền học
|
5.
|
Lương công trung, giảng viên
|
Tiến sĩ, New Caledonia, France
|
Cá nước ngọt
|
6.
|
Trần Thanh Tâm, 1985, giảng viên
|
Tiến sĩ, Gent, Belgium
|
Nhuyễn thể
|
7.
|
Đặng Thúy Bình, 1969, giảng viên
|
Tiến sĩ, ĐH Bergen,
Na Uy, 2010
|
Đa dạng sinh học
|
8.
|
Nguyễn Văn Duy, 1981, giảng viên cao cấp
|
PGS. TS ĐH Greifswald, Đức
|
Vi sinh vật học
|
9.
|
Nguyễn Thị Hải Thanh, 1984, GV
|
Na Uy
|
Hóa Sinh
|
10.
|
Nguyễn Thị Anh Thư, 1984, giảng viên
|
Tiến sĩ, Úc
|
Công nghệ sinh học
|
11.
|
Nguyễn Thị Như Thường, 1984, giảng viên
|
Úc
|
Công nghệ sinh học/ Vi sinh vật học
|
12.
|
Đỗ Lê Hữu Nam, 1983, giảng viên
|
Tiến sĩ, ĐH CNKT Varonhet,
CHLB Nga, 2012
|
Sinh học và chiết rút các hoạt chất sinh học biển
|
b) Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư chi phí đào tạo
Hàng năm Trường Đại học Nha Trang thường xuyên đầu tư chi cho cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy và học, tăng số đầu sách trong thư viện, bổ sung thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, sửa chữa nhỏ, nâng cấp hệ thống internet, E-learning, số hóa tài liệu, nâng cấp dịch vụ ký túc xá..., theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo và tương xứng với mức thu học phí.
c) Kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo (trao đổi giảng viên, sinh viên; tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo…) tổ chức hội nghị, hội thảo và NCKH
Trường Đại học Nha Trang nói chung, Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường và Khoa Công nghệ thực phẩm nói riêng tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học, sau đại học và ngắn hạn trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ chế biến, Công nghệ sinh học với các đối tác quốc tế, đặc biệt là Na Uy, Nhật Bản, Iceland, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh.., Đã ký kết MOU và MOA với nhiều đối tác quốc tế và triển khai nhiều hợp tác hiệu quả, điển hình như:
VLIR Network Vietnam (Mạng lưới các trường Đại học của Việt Nam về đào tạo dựa trên nghiên cứu về khoa học sinh học thực phẩm, 2014-2024): Programmes of Network Universities Cooperation for research based education in bioscience for food in Vietnam). 4
TUNASIA 2017-2020 (NTU coordinator). Tuning environmental competences in Asian fishery education for sustainable development. Erasmus+ Capacity Building in Higher Education [MS: 2017- 3303 / 001- 001]
JSPS core-to-core program 2018-2020 (Thành viên dự án). Building up an international research network for successful seed production technology development and dissemination leading South-East Asian region. Tokyo University of Marine Science and Technology (TUMSAT), Tokyo, Japan.
ĐH JE Putkyne (CH Séc): Chương trình trao đổi sinh viên, chương trình Erasmus+
ĐH Songkla (Thái Lan): Trao đổi sinh viên và giảng viên; hợp tác nghiên cứu trong đề tài “Effects of dietary probiotics on growth performance, digestive enzymes and immunity of pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei”, Mã số: SAT-ASEAN 5606, Dự án quốc tế do PSU Collaborative Research Fund tài trợ.
ĐH Pukyong (Hàn Quốc) về trao đổi sinh viên và học viên và hợp tác nghiên cứu khoa học.
ĐH Unbon Rachathani (Thái Lan), ĐH Mandalay (Myanmar), Viện NC Nội đồng (Cam Pu Chia), Trung tâm nghiên cứu nguồn lợi Thủy sinh (Lào): Hợp tác đa phương về di truyền học bảo tồn lưu vực song Mekong, …
Ngoài ra, hàng năm Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm phối hợp với các đơn vị trong trường, trường đại học khác trong mạng lưới các trường thủy sản (trong nước và quốc tế) để tổ chức các Hội nghị toàn quốc và quốc tế trong lĩnh vực thủy sản với sự tham gia của các học viện cao học. Viện Nuôi trồng thủy sản kết hợp với NACA, UNU-FTP thường xuyên mở các khóa tập huấn về nuôi trồng thủy sản và Định kỳ 2 năm một lần Viện Nuôi trồng Thủy sản tổ chức Hội thảo Việt Nam – Đài Loan về Nuôi trồng thủy sản.
Thông qua các dự án hợp tác quốc tế (Bảng 2.15), các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp từ cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, các hợp đồng nghiên cứu thuộc khuôn khổ các đề tài NCKH với các cơ quan nghiên cứu trong nước, các hợp đồng triển khai ứng dụng, Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học & Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm có nguồn kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho các học viên cao học trong việc nghiên cứu như mua sắm vật tư, hoá chất, dụng cụ, sách báo, tham dự các hội nghị khoa học.
d) Kế hoạch hợp tác đào tạo với đơn vị tuyển dụng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp
Viện Nuôi trồng thủy sản, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm phối hợp với Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của Trường Đại học Nha Trang tăng cường quan hệ hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, ký kết MOU, thỏa thuận hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi học viên cao học và chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo 100% học viên cao học tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo.
e) Mức học phí
Học viên đăng ký học đóng học phí theo mức học phí của chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh theo quy định của Trường Đại học Nha Trang. 30.000.000đ/học viên/năm.
- Ngày cập nhật: 09/06/2021
- Ngày đăng: 09/06/2021